Tại Siêu thị đặc sản miền Trung Đại Lộc Phát có nhiều loại bánh kẹo đặc sản Đà Nẵng này là món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè sau những chuyến đi xa . Đặc sản Đà Nẵng có nhiều loại bánh khô mè : bánh khô mè bà Liễu , bánh khô mè Bà Nhứt ,.... được sản xuất tại Cẩm Lệ . Mỗi loại có một đặc điểm riêng , nói chung đều ngon , khẩu vị đậm đà và hình thức đẹp .
Bánh khô mè bà Liểu là đặc sản ngon , chất lượng và được chọn một trong 50 đặc sản nổi tiếng do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận .
Xét về tính bắt mắt và khẩu vị, thì bánh khô mè Cẩm Lệ cũng được xếp vào loại xuất sắc khi nó “đánh thức” được cả ngũ quan của thực khách:
1- Mắt nhìn nhiều màu: trắng ngà của mè rang, vàng mơ của những tơ đường thắng ,
2- Mũi ngửi được nhiều mùi: mè rang, hương quế Trà My, mùi thơm dịu của gừng .
3- Lưỡi nếm lắm vị: ngọt của đường, bùi của bột nếp và béo của mè rang, cay thơm của gừng và quế .
4- Miệng nhai thấy: mềm, cứng, xốp, giòn .
5- Tai nghe âm vỡ rào rạo của bánh.
Như bao loại bánh truyền thống - bánh khô, bánh tổ, bánh tét, bánh đa . Bánh khô mè được chế biến từ nguyên liệu của bột gạo - nếp, mè, đường. ở Quảng Nam, cùng với xôi ngọt, khô mè là chút quà được mua về trong những dịp giỗ chạp, lễ Tết ngày trước.
Có hai loại bánh: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền giống nhau: bột gạọ nếp, chỉ khác chiếc áo bên ngoài, khô nổ được áo với bột nếp, khô mè phủ quanh là mè, gần giống mè xững Huế. Thực ra khô mè chỉ là bước cải tiến của khô nổ, nhờ thế mới có thể vượt đèo Hải Vân để ra Bắc, rời dốc Sỏi để vào Nam.
Theo những lão nông đất Quảng, hình thức đầu tiên của loại bánh khô là những hạt lúa, nếp rang, được giã lớn, trộn với đường, xúc ăn bằng lá mít. Ăn như vậy mà ăn vội ăn vàng, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, thường dễ bị sặc..., nên người ta bèn cải tiến bằng cách rây bột vào khuôn với những ô vuông, tương tự bánh in, bên dưới khuôn lót lớp vải thô. Chưng cách thủy khuôn trên lò đã đun sôi khoảng năm phút. Từ nấu chuyển sang nướng, bằng cách tận dụng than của lò nấu, từ nướng lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ cho bánh giòn và xốp. Từ các công đoạn nấu - nướng này mà bánh khô được gọi là "bánh bảy lửa".1- Mắt nhìn nhiều màu: trắng ngà của mè rang, vàng mơ của những tơ đường thắng ,
2- Mũi ngửi được nhiều mùi: mè rang, hương quế Trà My, mùi thơm dịu của gừng .
3- Lưỡi nếm lắm vị: ngọt của đường, bùi của bột nếp và béo của mè rang, cay thơm của gừng và quế .
4- Miệng nhai thấy: mềm, cứng, xốp, giòn .
5- Tai nghe âm vỡ rào rạo của bánh.
Như bao loại bánh truyền thống - bánh khô, bánh tổ, bánh tét, bánh đa . Bánh khô mè được chế biến từ nguyên liệu của bột gạo - nếp, mè, đường. ở Quảng Nam, cùng với xôi ngọt, khô mè là chút quà được mua về trong những dịp giỗ chạp, lễ Tết ngày trước.
Có hai loại bánh: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền giống nhau: bột gạọ nếp, chỉ khác chiếc áo bên ngoài, khô nổ được áo với bột nếp, khô mè phủ quanh là mè, gần giống mè xững Huế. Thực ra khô mè chỉ là bước cải tiến của khô nổ, nhờ thế mới có thể vượt đèo Hải Vân để ra Bắc, rời dốc Sỏi để vào Nam.
Giai đoạn hai của quy trình sẽ là rang mè, thắng nước đường trên lò than nóng, áo nước đường cho bánh, tẩm mè chung quanh để lát bánh có độ dảo và vị bùi.
Ngày trước bánh khô mè Cẩm Lệ chỉ được chế biến và sử dụng vào các dịp lễ, tết... Hiện nay bánh khô mè được sản xuất quanh năm, không chỉ người Quảng Nam, Đà Nẵng mà nhiều địa phương khác cũng đã biết tiếng , thích thưởng thức bánh khô mè và cũng là món quà hấp dẫn của miền Trung cho du khách .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét